Chọn lựa gọng kính mắt trẻ em thế nào? Cách chọn gọng kính mắt cho trẻ trẻ em không phải việc dễ dàng. Hiện nay, việc có rất nhiều trẻ em bị cận thị nhưng do không được phát hiện sớm đã làm cho các em khó khăn trong cuộc sống và học tập, thậm chí sa sút học tập và dẫn đến tâm lý sợ học, ngại đến trường, giảm sự giao tiếp với bạn bè.
Gọng kính hiện nay được làm từ 2 chất liệu chính là nhựa và kim loại. Việc chọn gọng kính mắt trẻ em thường khiến nhiều phụ huynh bối rối vì có quá nhiều loại gọng kính bày bán ở cửa hàng. Sau đây là một số hướng dẫn cách chọn gọng kính mắt cho trẻ em mà bố mẹ nên tham khảo:
- Cách chọn gọng kính phù hợp với từng khuôn mặt
- Gọng kính được làm từ những chất liệu nào?
- Gọng kính nhựa TR90 là gì? Nhựa TR90 có gì đặc biệt?
- Gọng kính nhựa Ultem là gì? Đặc tính và ứng dụng nhựa ultem
Cách chọn gọng kính mắt trẻ em
Chọn gọng theo lứa tuổi
Gọng kim loại thường mềm dẻo và nhẹ, nhưng hay bị cong. Nếu con bạn còn rất nhỏ tuổi, hoặc thường mạnh tay với đồ chơi, thì nên cân nhắc chọn gọng nhựa dẻo dai, đàn hồi tốt. Ngoài ra, những trẻ cần đeo kính số cao và dày thì nên chọn loại gọng nhỏ nhẹ nhất để tránh cặp kính quá nặng.
Với 2 những tiêu chí siêu nhẹ, dẻo dai, đàn hồi tốt thì gọng kính nhựa TR90 và gọng kính nhựa ultem là một lựa chọn hoàn hảo!
Chọn khung kính vừa vặn
Giúp cho kính nằm cố định trên khuôn mặt là điều rất quan trọng ở trẻ em. Khung kính không nên tỳ, đè vào tai hoặc mũi của trẻ, hoặc có khối lượng nặng. Ở trẻ em, vì mũi chưa phát triển hoàn chỉnh, sống mũi không thể ngăn gọng nhựa tụt xuống dưới. Gọng nhựa thiết kế riêng hoặc gọng kim loại có cầu tỳ khá phù hợp với trẻ nhỏ, có thể điều chỉnh vừa khít với mũi mà không bị tụt xuống. Phụ huynh cần thường xuyên kiểm tra những điểm mà khung kính chạm vào mặt để đảm bảo rằng da của bé không bị kích thích.
Chốt lò xo
Chốt lò xo giúp tăng độ mềm dẻo của gọng kính, dễ kéo rộng ra hai bên mà không bị hỏng. Điều này rất cần thiết vì các bé thường tháo kính vội vã bằng một tay, khiến hai càng gọng dễ bị lỏng và gãy. Chốt lò xo giúp bố mẹ tiết kiệm khoản chi để sửa hay thay kính mới, cũng như dễ dàng tháo kính cho con khi bé ngủ quên.
Tạo thói quen cho trẻ đeo kính
Khi bị bắt buộc phải đeo kính bé sẽ thấy hơi bất tiện. Ngoài việc bị các bạn trêu, gán ghép với đủ loại nick, còn có sự khó chịu trên sống mũi, rồi ở 2 vành tai. Chúng đau và tấy đỏ. Đặc biệt thật khó chịu trong thời tiết nóng, mồ hôi có thể làm mờ mắt kính của bạn. Bạn phải liên tục gỡ kính xuống và lau mắt kính bằng vải mềm chuyên dụng để không làm xước mắt kính. Hoặc khi trời mưa, nước mưa hắt vào kính làm mờ ảnh hưởng tới bạn, nhất là khi bạn đạp xe đi học.
Vì vậy bố mẹ cần phải thuyết phục bé đeo kính mỗi ngày. Sau đây là một số lời khuyên giúp bé làm quen với chiếc kính mới là:
Bắt đầu chậm
Đầu tiên, bạn chỉ cho trẻ đeo kính trong một thời gian ngắn, ví dụ như mỗi khi ngồi xuống. Sau đó tăng dần thời gian đeo kính vào những lúc khác nữa trong ngày để bé tập làm quen.
Tạo thói quen
Để việc đeo kính trở thành một thói quen hàng ngày của trẻ, bố mẹ nên khuyến khích con đeo kính vào mỗi sáng lúc thay quần áo và chỉ bỏ kính ra vào buổi tối trước khi ngủ.
Nếu bé vẫn nhất định không chịu đeo kính, hãy tìm và khắc phục sự cố đó trước tiên. Có phải mắt kính đã gây khó chịu do cắt chưa đúng độ, hay trẻ gặp bất kỳ khó chịu vật lý nào khác? Ngoài ra, bố mẹ cần thường xuyên giải thích tại sao bé cần đeo kính? Đừng quên khen ngợi con mỗi khi chúng đeo kính.
Hy vọng qua bài viết cách chọn gọng kính mắt trẻ em này có thể giúp được bạn 1 chút gì đó cho đôi mắt trẻ thơ.